top of page

Tổng quan về Kinh doanh Khách sạn & lĩnh vực Quản lý vận hành Khách sạn

Đã cập nhật: 23 thg 1

Bạn có biết rằng các công ty khách sạn lớn như Hilton và Marriott thường không quản lý khách sạn của chính họ? Chuyện này cũng bình thường thôi. Cấu trúc của các công ty quản lý khách sạn và toàn bộ ngành khách sạn khác biệt rất nhiều so với hầu hết các ngành và hầu hết nhân viên trong ngành khách sạn không hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động của ngành. Đừng lo, sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ trở thành một chuyên gia ngay lập tức.



Mối quan hệ bí mật giữa các bên tham gia


Tại sao lại nói rằng 'các công ty trong ngành khách sạn có cấu trúc khác với hầu hết các lĩnh vực khác'? Một tài sản riêng lẻ có thể thuộc sở hữu của một bên, được quản lý bởi một bên khác và mang thương hiệu của công ty thứ ba - tuy nhiên, những mối quan hệ này thường được giữ bí mật, đó là lý do không có nhiều người biết một cách rõ ràng mối quan hệ giữa 3 bên này như thế nào trong một dự án khách sạn. Bài viết này nhằm mục đích lý giải một cách dễ hiểu nhất hoạt động của ngành kinh doanh khách sạn, vì vậy chúng tôi sẽ loại bỏ các bên liên quan khác như chủ nợ, bên quản lý tài sản và bên cung cấp dịch vụ đặc biệt.


Hầu hết khách du lịch thậm chí sẽ không bao giờ biết rằng nhân viên lễ tân làm thủ tục cho họ vào J.W.Mariott không thực sự làm việc cho Mariott! Tại sao lại như vậy?


Đó là vì ngành quản lý khách sạn khá phức tạp, vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia nhỏ các thành phần và khía cạnh chính này của ngành này. Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu chính xác những gì các công ty quản lý khách sạn làm, cách họ kiếm tiền và ai là những người tham gia chính. Hy vọng là thông qua bài viết này, bạn sẽ có hiểu biết về bối cảnh ngành quản lý khách sạn - cho dù bạn muốn thành lập công ty quản lý khách sạn của riêng mình, hợp tác với một công ty hay bắt đầu sự nghiệp làm việc cho một công ty quản lý khách sạn.


Ba chủ thể ngành khách sạn: Chủ sở hữu, Bên nhượng quyền và Công ty quản lý vận hành.


Điều hành một khách sạn không phải là nhiệm vụ dễ dàng và để làm tốt công việc đó, bạn cần có nhiều kỹ năng và nguồn lực đa dạng. Để tối đa hóa hiệu suất, lợi nhuận và thị hiếu của chủ sở hữu, nhiều khách sạn sử dụng nhiều thực thể để quản lý các khía cạnh hoạt động khác nhau. Các khách sạn thường thuộc một trong bốn loại hình sở hữu sau:


Sở hữu và tự vận hành khách sạn

Đối với chủ sở hữu, mô hình này đòi hỏi sự tham gia trực tiếp vào công việc vận hành khách sạn. Tại các khách sạn do tư nhân sở hữu và điều hành, chủ sở hữu chịu trách nhiệm chính về tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh: thuê nhân viên, duy trì tài sản vật chất, điều hành chiến lược tiếp thị khách sạn, v.v. Chủ sở hữu có thể là một cá nhân hoặc một nhóm sở hữu.


Cho thuê khách sạn

Không giống như tại các khách sạn do tư nhân sở hữu và điều hành, chủ sở hữu của các khách sạn cho một công ty khác thuê tài sản vật chất để họ tự vận hành hoạt động kinh doanh khách sạn. Chủ sở hữu chỉ đơn giản là thu tiền thuê tòa nhà và không có liên quan gì đến hiệu quả hoạt động của khách sạn.


Nhượng quyền khách sạn

Chủ sở hữu muốn có cách tiếp cận trực tiếp hơn vào hoạt động kinh doanh và không muốn chuyển tài sản vật chất của họ cho người khác vận hành có thể chọn mô hình nhượng quyền. Bên nhượng quyền ký thỏa thuận với các thương hiệu khách sạn để được nhận các lợi ích như tiêu chuẩn thương hiệu, sức mạnh tiếp thị (Marketing), hệ thống đặt phòng và các chuẩn mực thiết kế. Các nhà nhượng quyền - Chủ sở hữu thường tự điều hành các hoạt động vận hành và kinh doanh khách sạn hàng ngày, và họ trả phí nhượng quyền cho thương hiệu.


Thuê quản lý vận hành khách sạn

Trong trường hợp này, chủ khách sạn ký hợp đồng với một công ty quản lý vận hành để họ chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh. Không giống như mô hình nhượng quyền thương mại, công ty quản lý xử lý mọi thứ liên quan đến hoạt động hàng ngày - thậm chí cả nhân sự, tính lương và tiếp thị. Một số khách sạn được quản lý có thương hiệu và công ty quản lý sau đó chịu trách nhiệm duy trì các tiêu chuẩn thương hiệu. Chủ sở hữu thường ký hợp đồng với thương hiệu, mặc dù chủ sở hữu thường đưa công ty quản lý của họ vào các cuộc thảo luận về việc đổi thương hiệu. Các công ty quản lý này tập trung vào việc tăng các chỉ tiêu kinh doanh như RevPAR, ROI và EBITDA vì họ thường được trả theo % doanh thu và thường nhận được tiền thưởng dựa trên lợi nhuận của khách sạn.


Các công ty quản lý vận hành hiện nay có xu hướng tập trungnhiều hơn vào các nhiệm vụ phân tích, dự báo và lập chiến lược như Phân tích SWOT và đặt Mục tiêu SMART trong khi những nhân sự làm việc 'tại chỗ' tập trung vào các chiến thuật kinh doanh, quản lý vận hành các nhiệm vụ hàng ngày và cung cấp dịch vụ tới khách hàng.


Nhiều khách sạn trên khắp thế giới có các thực thể quản lý và sở hữu riêng biệt để tối đa hóa hiệu quả của cả hai thành phần. Chủ sở hữu có thể tập trung vào phần bất động sản trong khi các công ty quản lý tập trung vào các hoạt động vận hành hàng ngày.


Các công ty quản lý khách sạn kiếm tiền như thế nào?


Đối với chủ khách sạn, một trong những điểm thảo luận quan trọng nhất khi đàm phán hợp đồng với công ty quản lý là cơ cấu phí. Các công ty quản lý khách sạn kiếm tiền dựa trên một số loại phí quản lý sau: phí dịch vụ cơ bản và/hoặc phần trăm tổng doanh thu và phí khuyến khích hiệu quả kinh doanh.


Tùy thuộc vào loại khách sạn, loại hình dịch vụ và mục tiêu của chủ sở hữu mà cấu trúc phí quản lý của công ty quản lý vận hành có thể khác nhau rất nhiều giữa các tài sản. Khi các công ty quản lý vận hànhkhách sạn nhận được tiền thù lao dựa trên hiệu quả hoạt động của khách sạn, họ có động lực nhất định trong việc điều hành khách sạn để đạt hiệu quả tối đa.


15 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page